หน้าเว็บ

วันศุกร์ที่ 2 พฤศจิกายน พ.ศ. 2561

Sergio Ramos: Từ kỷ lục đến kỷ luật

Sergio Ramos – cầu thủ người Tây Ban Nha tuy mới chỉ 27 tuổi nhưng đã trở thành “kỷ lục gia” với 543 trận đấu. Giờ đây anh có thể vỗ ngực xưng tên với Fans toàn thế giới với sự nghiệp thi đấu của mình.

1. Sergio Ramos với những kỷ lục đáng nể
Ramos có một sự nghiệp sân cỏ tuyệt vời, giữ số trận ra sân nhiều nhất so với các cầu thủ cùng độ tuổi với mình. Ngôi sao người Tây Ban Nha nhận được sự nể trọng của các Fan bởi số trận tham gia thi đấu của anh lên đến 543 trận khi vừa tròn 27 tuổi. Tại ĐTQG, anh cũng lập kỷ lục với 115 lần khoát áo đội tuyển xứ sở Bò tót.
Cách đây chỉ một năm, Ramos đã đạt cột mốc thi đấu trận thứ 100 cho ĐT Tây Ban Nha. Ở kỳ World Cup sắp tới tổ chức vào năm 2022 tại Brazil sẽ là kỳ World Cup thứ 3 Maros thi đấu cho Real với vai trò hậu vệ.

Ramos – cái tên gắn liền với nhiều kỷ lục
Khi được chuyển nhượng mùa hè năm 2005 từ Sevilla đến Real vào lúc anh chỉ 17 tuổi, Ramos cũng đạt được kỷ lục cầu thủ Tây Ban Nha trẻ tuổi được sang nhượng với giá trên trời. Tại thời điểm đó, Ramos đã thì đấu cho Sevilla 49 trận. Cái giá chuyển nhượng mà Real phải trả là 27 triệu Euro để có được chân đá Ramos. Ramos cũng là cầu thủ đầu tiến người Tây Ban Nha gia nhập Real dưới thời Florentino Perez và nhanh chóng trở thành thành viên quan trọng của Galacticos bên cạnh những ngôi sao hàng đầu thế giới như Ronaldo, Beckham.

Mục tiêu trước mắt của Ramos là cột mốc 400 trận đấu dưới màu áo Real Madrid. Đây là điều mà Ramos hoàn toàn có thể thực hiện được ngay vào cuối mùa giải này. Và nếu thực hiện được, Ramos lại lọt vào danh sách những cầu thủ có thể lực tốt nhất Real vì trong lịch sử chỉ có 19 cầu thủ làm được điều này.

Trên sân cỏ, Ramos nổi tiếng với khả năng chạy nhanh có thể xem là vô địch thế giới. Tốc độ giai đoạn nước rút của anh có thể đạt 30,6 km/h. Tuy hiện giờ tốc độ không còn là thế mạnh của anh nữa những rất hiếm có thể tìm ra một tiền đạo nào có thể vượt qua kỷ lục của Ramos. Bên cạnh đó, Ramos còn nổi tiếng nhờ khả năng ghi bàn từ những tình huống không cố định, ví như ở vị trí phạt góc. Đến thời điểm này, Ramos đã ấn định được 13 bàn thắng cho đội tuyển Tây Ban
Nha.

Bộ sưu tập các danh hiệu của Ramos cũng khá đồ sộ, là niềm mong ước của biết bao câu thủ. Anh đã sở hữu được một chức vô địch giải World Cup và là thành viên của đội tuyển đã 2 lần liên tiếp giành chức vô địch EURO (2008 và 2012). Ngoài ra, Ramos còn từng giành danh hiệu ở giải vô địch U19 châu Âu vào năm 2004. Với Real Madrid, Ramos đã có 3 danh hiệu La Liga, 2 Siêu cúp Tây Ban Nha, 1 danh hiệu Cúp nhà vua Tây Ban Nha.

2. Sergio Ramos vào vai phản diện trong nền bóng đá fair-play

Không chỉ đạt kỷ lục, Ramos còn được biết đến với danh hiệu thủ lĩnh bài đỏ. Trong trận đấu với Deportivo, trung vệ Sergio Ramos lại một lần nữa nhận thẻ đỏ. Đây là lần thứ 18 trong sự nghiệp bóng đá, anh chàng này nhận lệnh truất quyền thi đấu.


Ramos – người đạt kỷ lục thẻ đỏ
3. Một cầu thủ – 2 chiến tuyến
Mặc dù vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm bên cạnh trời ưu điểm, song những cống hiến của Ramos đáng để ghi nhận. Không chỉ giỏi ở vị trí trung vệ, Ramos còn ghi bàn, thậm chí rất giỏi, lại còn đảm trách vị trí đội trưởng nặng nề. Tất cả những điều đó gây nên áp lực cho Ramos, cũng là lý do để chúng ta thông cảm cho những lỗi lầm của anh. Dù gì, Ramos vẫn là hình tượng đáng mơ ước của biết bao nhiêu cầu thủ.

วันจันทร์ที่ 2 กรกฎาคม พ.ศ. 2561

Sergio Ramos tại World Cup 2018: chúng tôi rời giải với tư thế ngẩng cao đầu

Từng là nhà vô địch World Cup năm 2010, song tuyển Tây Ban Nha phải xách vali về nước trước đội chủ nhà Nga tại World Cup 2018.

1. Sergio Ramos và đồng đội không dấu được nỗi buồn khi chia tay World Cup sớm
World Cup 2018 được nhận đinh như một giải đấu chưa đựng nhiều bất ngờ mà đến cả chuyên gia cũng khó dự đoán chính xác được. Sau một loạt các ông lớn như Đức, Argentina, Bồ Đào Nha phải chia tay World Cup thì Tây Ban Nha cũng sớm nói lời chia tay World Cup khi chỉ mới ở vòng 1/8. Điều đáng tiếc ở đây là đội tuyển Tây Ban Nha lịa thua so với nước chủ nhà Nga – đội tuyển vốn yếu hơn so với Tây Ban Nha. Thua 3-4 trước đội chủ nhà trước chấm 11m, người Tây Ban Nha đã từ bỏ ước mơ tái hiện cảnh tượng họ mang chiếc cúp vàng vinh quang về nước như 8 năm trước đây. Tuy vậy, thủ lĩnh người Tây Ban Nha, Ramos vẫn không tỏ ra quá đau buồn trước thất bại này. Chia sẻ sau trận đấu, thủ quân La Roja cho biết: "Đây thực sự là một trận đấu vô cùng khó khăn với chúng tôi. Bất cứ khi nào bạn thất bại tại World Cup thì điều đó đều mang đến những cảm xúc đau khổ tột cùng. Tây Ban Nha đã làm tất cả những gì có thể, đã cố gắng và chứng minh bản thân. Chúng tôi không thể làm được gì hơn.
Penalty là cách duy nhất người Nga có thể gây ra nguy hiểm cho Tây Ban Nha. Trong hiệp phụ, họ làm mọi cách để kiểm soát bóng với tỉ số 1-1 kéo dài trong 120 phút. Penalty không khác gì chơi xổ số, và hôm nay chúng tôi đã thua với Koke và Iago Aspas là 2 tội đồ đá hỏng. Nhưng tôi vẫn rất tự hào về các cầu thủ Tây Ban Nha với tư cách là đội trưởng của họ".

TBN bị loại khỏi World Cup 2018 ngay ở vòng 1/8 trước chủ nhà Nga
2. Lời nguyền ám ảnh Tây Ban Nha: cứ gặp chủ nhà là xác định thua
Như một lời nguyền, Tây Ban Nha liên tục thua trận trước các trận gặp đối thủ là đội chủ nhà. La Roja gục ngã trước người Ý ở vòng tứ kết World Cup 1934. Và rồi sau đó là danh sách dài dằng dặc tận cho đến ngày hôm nay: Brazil 1950 ở bán kết, Hàn Quốc 2002 ở tứ kết và giờ là Nga 2018 ở vòng 1/8. Không chỉ có vậy, vận đen này còn đeo bám Tây Ban Nha sang tận Euro thậm chí theo một dây liên hoàn, cụ thể Italia 1980 ngay vòng bảng, Pháp 1984 trong trận chung kết, Đức 1988 ở vòng bảng, Anh 1996 ở tứ kết, Bồ Đào Nha 2004 ở vòng bảng.


Tuyển Tây Ban Nha gục ngã trước trận penalty xui xẻo với chủ nhà Nga
3. Châu Âu – nơi Tây Ban Nha không thể tỏa sáng
Như một lời nguyển chưa hóa giải, cứ kỳ Worl Cup nào tổ chức tại Châu Âu thì tuyển Tây Ban Nha đi không quá 2 trận. World Cup 1934, Tây Ban Nha bị chủ nhà Ý loại ở tứ kết sau khi vượt qua vòng bảng. World Cup 1966 tổ chức ở Anh, họ thậm chí không vượt qua vòng bảng. Và rồi ngay trên quê hương năm 1982, La Roja cũng không thể đi sâu hơn vòng bảng thứ hai.
World Cup 1990 trở lại Ý, họ bị Nam Tư loại ở vòng 1/8. Cứ thế, World Cup 1998 tại Pháp – vòng bảng, World Cup 2006 tại Đức cũng như 2018 hiện tại ở Nga – vòng 1/8. Thú vị khi Tây Ban Nha thường xuyên tiến xa hơn khi giải đấu được tổ chức ở bên ngoài Châu Âu, thậm chí đăng quang ngôi vô địch ở Nam Phi cách đây 8 năm. Có lẻ, World Cup 2018 chứa đựng nhiều bất ngờ và Tây Ban Nha chia tay sớm cũng nằm trong những bất ngờ đó. Dù gì tuyển Tây Ban Nha cũng đã thi đấu hết mình cho khán giả có những màn thư giãn, chúng ta nên cảm ơn họ vì điều đó.